Nhiều năm trở lại đây, học sinh phải đến trường từ tháng 8. Sau gần một tháng đến trường, lễ khai giảng vào 5/9 mới chính thức diễn ra. Học trước, khai giảng sau, liệu ý nghĩa lễ khai giảng là ngày đầu tiên của năm học mới có mất đi?
Tôi không biết mọi người nghĩ ra sao về ngày khai giảng nhưng đối với tôi, nó như một nét đẹp truyền thống giàu nhân văn. Đôi khi có những điều chúng ta cần phải thay đổi, nhưng có những điều khi thay đổi thì ta không còn là chính mình. Đã có rất nhiều thế hệ trải qua ngày lễ khai giảng, khi tiếng trống trường vang lên dồn dập, đập thình thịch vào lồng ngực như cổ vũ tinh thần nỗ lực cho một năm học mới. Tôi nhớ lại Cái trống trường em của Thanh Hào và Tôi đi học của Thanh Tịnh.
Trong truyện ngắn Tôi đi học", nhà văn Thanh Tịnh đã viết rằng: "Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học".
Chúng ta muốn thay đổi cho giống người ta, trong khi họ trước giờ đều không hề thay đổi. Không phải vì họ là nước phát triển, mà là có những sự thay đổi không cần thiết. Chúng ta đánh mất truyền thống để đổi được một nền kinh tế quận 5 phát triển? Hay việc chúng ta cần suy nghĩ kích thích tư duy tự học ham học của con em để phát triển nguồn nhân lực cho xã hội? Khai giảng chỉ là một ngày, nhưng sự học là cả đời. Bớt vụn vặt lại và nghĩ về những điều ý nghĩa hơn.
Kim Hoang
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây
Nguồn: vnexpress.net